Ngày Hôm Qua...
Main | SINH VIEN VIET NAM | Registration | Login
 
Friday, 2024-05-03, 2:05 PM
Welcome Guest | RSS
Site menu
Tag Board
500
Our poll
Rate my site
Total of answers: 19

Một sinh viên Việt Nam bị sát hại ở Nga

Tăng Quốc Bình, sinh viên năm nhất sinh viên ĐH Tổng hợp Quốc gia về Quản lý (GUU) đã bị đâm chết gần một nhà ga tàu điện ngầm ở Matxcơva (Nga), khi đang trên đường về nhà.
 >>  Đề nghị Nga điều tra lại vụ sát hại Vũ Anh Tuấn
Bình qua đời vào lúc 1h sáng ngày 10/01 sau khi bị đâm trọng thương gần khu vực trường Plekhanov.


Sinh viên Tăng Quốc Bình

 
Tăng Quốc Bình sinh năm 1988, là cựu HS Trường THPT Hồng Quang (Hải Dương), khóa 2003-2006. Bình chưa học ĐH ở Việt Nam và mới sang Nga năm 2008.

Bùi Thanh Toàn (hiện là SV Học viện Cảnh sát), bạn thân của Bình từ thời cấp I và cũng là hàng xóm gần gũi cho biết: gia đình và bạn bè rất sốc khi nhận được tin và cho tới hôm nay vẫn không thể tin được sự thật này.

Bùi Thanh Toàn còn cho biết thêm: Theo người em họ của Bình thì tối 9/1, sau khi thi học kỳ xong, Bình sang trường Plekhanov chơi với bạn thì bị một số đối tượng say xỉn đâm dã man. Bình đã cố gắng lết về trường của bạn và được bảo vệ phát hiện ra, báo cảnh sát và đưa đi bệnh viện. Đáng tiếc là Bình không thể qua khỏi và đã qua đời tại bệnh viện vào sáng 10/1.

Theo Toàn thì Bình rất hiền, trầm tính và không thích tham gia vào những vụ gây gổ, đánh nhau.

Thanh Hương (hiện là SV năm thứ 3 Học Viện Báo chí & Tuyên truyền), bạn học của Bình từ cấp II cho biết: Ngay trước thời điểm Bình ra khỏi nhà đi thăm bạn ở trường Plekhanov, Hương đã chat với Bình qua mạng. Bình rất vui vẻ, không có dấu hiệu gì bất thường và còn nhắn sẽ về Việt Nam ăn Tết.

Bạn bè Bình cho biết hiện nay cậu và người nhà Bình đã sang Nga để lo hậu sự cho Bình.

Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga đang phối hợp với nhà chức trách địa phương và cộng đồng người Việt ở Nga tổ chức lễ tang cho Bình.
 
 
 
Thực tập cũng cần có luật điều chỉnh!

Hàng năm, khi gần đến thời điểm kết thúc khóa học là các sinh viên lại phải đổ xô đi kiếm chỗ thực tập, nhất là những ai không đạt điểm viết luận văn, bởi vì khi đó đi thực tập là bắt buộc chứ không còn là chọn lựa.

Về mặt nguyên tắc, thực tập là một khóa đào tạo thực hành nhằm mục đích hoàn thiện những kiến thức lý thuyết, là bước chuyển tiếp giữa thế giới học đường và môi trường làm việc thực sự, là cơ hội để sinh viên tiếp cận với thực tế và thực hành những gì mình đã học, qua việc được giao phụ trách một số nhiệm vụ, công việc nào đó như người nhân viên của công ty. Qua đó sinh viên sẽ học hỏi được rất nhiều và cũng cần phải được đảm bảo một số quyền lợi như của người lao động thực sự.

Tuy nhiên, trên thực tế trong nhiều trường hợp, việc thực tập hoàn toàn chẳng mang lại một lợi ích cụ thể nào cho sinh viên, ngoại trừ việc có được cái giấy chứng nhận để hoàn thành yêu cầu của nhà trường. Nhiều sinh viên đến nơi thực tập chỉ được phụ trách việc “bưng trà pha nước” chứ không được giao công việc hay thực hiện một nhiệm vụ cụ thể, không có người hướng dẫn thực tập để giải thích hay theo dõi quá trình thực tập một cách thực sự có hiệu quả.

286892.jpgĐây là một sự lãng phí lớn, vì nếu được hướng dẫn tận tình thì những thực tập sinh này hoàn toàn có khả năng hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, như một lao động có khả năng làm ra sản phẩm thực sự. Và sau đó chính họ sẽ trở thành nguồn lao động tiềm năng đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp và toàn xã hội.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp khác thì thực tập sinh lại phải làm việc thực thụ như một người lao động, chỉ khác là không được trả lương mà thôi. Nhưng vì cần có kinh nghiệm để dễ xin việc làm sau khi ra trường nên nhiều sinh viên chấp nhận làm việc không công một thời gian trong các doanh nghiệp.

Đây là trường hợp các cơ quan (công ty) lợi dụng quy chế thực tập để tiết kiệm khoản tiền thù lao phải trả cho nhân viên, do đó, mặc dù sinh viên có học hỏi được kinh nghiệm từ thực tiễn nhưng quyền lợi lại không được bảo vệ và tôn trọng, khiến cho việc thực tập cũng không đảm bảo được mục đích ban đầu.

Vấn đề đặt ra là làm sao tránh được cả hai tình trạng là lãng phí nhân lực hoặc lạm dụng việc thực tập để sử dụng lao động miễn phí. Xin giới thiệu một số kinh nghiệm của Pháp trong việc giải quyết vấn đề này.

Ở Pháp, trước đây tình trạng quản lý việc thực tập cũng rất lộn xộn nhưng từ khi luật ngày 1/7/2006 ra đời, tình hình đã được cải thiện rất nhiều. Theo luật mới, không còn phân biệt việc thực tập bắt buộc và thực tập tùy nghi nữa, mà tất cả đều phải thông qua một thỏa thuận thực tập, ký giữa thực tập sinh, doanh nghiệp nhận thực tập và cơ sở đào tạo.

Các nhiệm vụ giao cho thực tập sinh phải được ghi nhận cụ thể trong bản thỏa thuận thực tập và doanh nghiệp không được giao công việc vượt quá điều đã được ghi nhận trong các điều khoản. Ngoài ra, trong bản thỏa thuận cũng phải có đầy đủ thông tin về ba bên (đại diện doanh nghiệp, nhà trường và bản thân thực tập sinh), về thời gian bắt đầu và kết thúc việc thực tập, thời gian thực tập hàng tuần (không được quá 35 giờ), thù lao, điều kiện thực tập, việc cấp giấy chứng nhận thực tập, các trường hợp treo hoặc chấm dứt việc thực tập...

Trong đó, cũng phải chỉ định người hướng dẫn thực tập, có trách nhiệm chỉ dẫn và theo dõi quá trình thực tập của sinh viên. Đặc biệt, không một thỏa thuận thực tập nào được ký kết để thay thế cho người lao động trong trường hợp vắng mặt, bị treo hợp đồng lao động hay thôi việc, để thực hiện một nhiệm vụ thường xuyên tương ứng với một công việc thường trực, hoặc để phụ trách một công việc thời vụ.

Do đó nếu rơi vào các trường hợp này, thực tập sinh cần kiện ra tòa lao động để đòi bồi thườngbizpln.gif thiệt hại và yêu cầu được trả khoản lương lẽ ra được hưởng nếu là nhân viên.

Về thời gian thực tập, trừ phi việc thực tập gắn liền với quá trình đào tạo trong một số ngành nghề, các trường hợp khác không được vượt quá sáu tháng, tính trên một năm học. Về thù lao, doanh nghiệp phải trả cho các thực tập sinh một khoản tối thiểu là 30% mức lương tối thiểu nếu thời gian thực tập nhiều hơn ba tháng, sau đó tùy bằng cấp và ngành nghề mà tỷ lệ này có thể tăng lên.

Ví dụ, đối với các văn phòng luật sư có hai người thì tỷ lệ này là 60%, từ ba đến năm người là 70%, từ tám người trở lên là 85%. Những người có bằng cấp càng cao thì tỷ lệ này càng tăng lên, ví dụ có bằng cao học thì tỷ lệ là 60%.

Ngoài ra các thực tập sinh được hưởng chế độ bảo hiểm cho tai nạn lao động và các bệnh nghề nghiệp. Tuy nhiên họ lại phải mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự, để đề phòng cho các trường hợp làm hư hỏng, mất mát máy móc, trang thiết bị của doanh nghiệp thì sẽ có công ty bảo hiểm bồi thường thiệt hại cho doanh nghiệp.

Phía doanh nghiệp sẽ được hưởng những ưu tiên như miễn đóng thuế học nghề hay trong một số trường hợp được trợ giúp một khoản quỹ từ phía sở thuế cho các chi phí đón nhận thực tập sinh.

Trong hoàn cảnh và điều kiện riêng của mình, Việt Nam không nên sao chép y nguyên các quy định trong luật của Pháp, nhưng có thể dựa vào đó để xây dựng các quy phạm điều chỉnh cho vấn đề thực tập, sao cho không bị lãng phí nguồn nhân lực hoặc không để nó bị lạm dụng gây ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của thực tập sinh.

Thế nhưng ngay khi luật được xây dựng, ban hành và có hiệu lực thì vẫn chưa đủ mà điều quan trọng nhất là nó phải được tôn trọng. Điều này phải xuất phát đầu tiên từ nhận thức và thiện chí các doanh nghiệp và sinh viên. Chính họ phải ý thức được tầm quan trọng của việc thực tập và làm cho nó trở nên thực sự có ích cho cả hai bên.
 
 

Thấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?

Thạc sĩ Nguyễn Ánh Hồng (Giảng viên Khoa Giáo dục học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐH Quốc gia TP.HCM) vừa hoàn thành cuộc điều tra xã hội về lối sống của sinh viên hiện nay. Sinh viên được chọn mẫu ngẫu nhiên tại ba trường thành viên (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường ĐH Bách khoa). Trên cơ sở tìm hiểu sự lựa chọn các hoạt động cơ bản của sinh viên bằng phương pháp phân tích nhân tố và phân tích phân loại đã cho thấy ba kiểu sống cơ bản của sinh viên TP.HCM hiện nay.

60% sống khép mình, ít tham gia hoạt động xã hội!

Kiểu sống của nhóm sinh viên này chiếm tỷ lệ cao nhất trong các kiểu sống của sinh viên tại TP.HCM. Họ vẫn chú ý đến học tập và thường gặp gỡ, thăm hỏi bạn bè và người thân nhưng thường trong phạm vi hẹp. Ngoài ra họ còn xem ti vi, đọc sách báo. Có điều họ ít tham gia vào các hoạt động xã hội, chính trị, sinh hoạt tập thể. Đây là cách sống thiếu năng động, thiếu tích cực, ít hòa nhập vào đời sống xã hội. Trước những sự kiện đang xảy ra xung quanh mình, họ luôn tỏ thái độ bàng quan. Ngay cả lửa cháy như cháy Trung tâm Quốc tế ITC cũng không hề tác động “xi nhê” gì đến họ!

Kết quả nghiên cứu trên còn cho thấy môi trường sống đã ảnh hưởng trực tiếp đến lối sống của sinh viên. Chẳng hạn, sinh viên sống cùng với gia đình thể hiện một lối sống chăm lo bản thân và người thân, nhưng thiếu tích cực hòa nhập vào đời sống xã hội chung. Trong khi đó, những sinh viên sống xa nhà lại gắn bó với cuộc sống tập thể và xã hội hơn. Do vậy, lối sống tích cực ở họ cũng cao hơn hẳn những sinh viên cùng sống với gia đình. Đặc biệt môi trường sống ở ký túc xá đã ảnh hưởng lớn đối với việc hình thành kiểu sống này.

10% sinh viên hướng vào vui chơi, hưởng thụ!

Gồm những sinh viên hướng hoạt động của mình vào việc vui chơi mang tính hưởng thụ, nhiều khi vô bổ, ít chú ý đến việc mở mang kiến thức và hoàn thiện nhân cách. “Tớ chỉ thích điện thoại nào đời mới...”, “Phim Hàn Quốc đang chiếu tới tập...”, “Hàng hiệu hợp thời ở chỗ...”. Đó là những điều quan tâm thường trực trong đời sống hàng ngày của nhóm sinh viên này. Tuy vậy, họ là những con người rất năng động, hứng thú với những hoạt động vui chơi, giải trí, hưởng thụ những thú vui của tuổi trẻ, thể hiện một lối sống tiêu dùng "sành điệu". Lắm khi “ăn chơi” kiểu bạt mạng đến quên cả lối về!

30% sinh viên say mê học tập?

Và ai cũng biết rằng trách nhiệm của người sinh viên hôm nay đến giảng đường là để học hỏi, tìm kiếm một ngành nghề nào đó cho cuộc sống tương lai, hoặc để tự nâng cao kiến thức hiểu biết Nhưng điều đáng tiếc đã xảy ra: chỉ có 30% trong số họ thực hiện được công việc này. Đây là nhóm sinh viên có thái độ sống tích cực, năng động, có chí hướng và say mê học tập.

Những hoạt động của nhóm sinh viên này nhằm mục đích phát triển và hoàn thiện cá nhân như học thêm, làm thêm, đọc sách, đi thư viện. Đồng thời họ cũng thích xem biểu diễn nghệ thuật, tham gia vào các hoạt động xã hội, câu lạc bộ, các lễ hội truyền thống Nhóm sinh viên này hướng những hoạt động của mình vào mục đích thỏa mãn nhu cầu phát triển cá nhân, đồng thời cũng có những hoạt động hướng ngoại tích cực như hướng đến những nơi giao tiếp công cộng, đại chúng. Nơi họ đến và tham gia hoạt động là những tổ chức hoạt động chính quy với mục đích lành mạnh.
 
Xuất hiện trong một bài báo kêu gọi lòng hảo tâm để vượt qua cơn nguy kịch của căn bệnh máu khó đông, Thạnh đã dùng chính số tiền trợ giúp của bạn đọc để lập trang web giúp đỡ những người bị bệnh như mình...
Mot sinh vien ngheo khai chien voi can benh mau kho dong
Nguyễn Văn Thạnh nhận Giải thưởng "Ngày sáng tạo VN 2006" của Ngân hàng Thế giới. Ảnh: Q.Sang
Cách đây gần nửa năm, Nguyễn Văn Thạnh, sinh viên năm 4 khoa Hoá, trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng từng được nhiều người biết đến qua một bài báo. Trong đó, tác giả kêu gọi lòng hảo tâm của mọi người để giúp Thạnh có thể vượt qua cơn nguy kịch do căn bệnh hiểm nghèo: bệnh rối loạn đông máu do di truyền hay còn gọi là bệnh máu khó đông (MKĐ).

Thế nhưng, Thạnh lại dùng chính số tiền trợ giúp của bạn đọc để làm một việc có ích cho cộng đồng: lập trang web www.maukhodong.net để giúp đỡ những người bị cùng chứng bệnh như của mình. Ý tưởng này đã dẫn đến giải thưởng Ngày Sáng tạo Việt Nam năm 2006 của Ngân hàng Thế giới.

Từ một người bệnh được cộng đồng giúp đỡ

Số tiền trợ giúp của bạn đọc ngày đó khoảng hơn 30 triệu đồng, Thạnh chỉ sử dụng một phần rất ít để trang trải chi phí thuốc men cho mình. Số còn lại Thạnh dùng vào việc lập một trang web để chia sẻ thông tin về căn bệnh MKĐ. "Khi nghe em nhận được tiền trợ giúp của độc giả, mẹ em mừng lắm. Mẹ nói, hãy xem đây như là cái lộc, nên chia sẻ bớt cái lộc này cho những người bị bệnh như con" - Thạnh kể.

Thật ra, không phải tới lúc mẹ khuyên, những ngày phải nằm bệnh viện hết đợt này đến đợt khác để truyền máu, Thạnh đã nghĩ rằng phải làm một cái gì đó để giúp đỡ những người bị bệnh máu khó đông. Nhưng vì không có tiền nên bao nhiêu dự định chỉ ấp ủ trong lòng.
Mot sinh vien ngheo khai chien voi can benh mau kho dong
Nguyễn Văn Thạnh trên giường bệnh. Ảnh: Q.Sang

Gia đình Thạnh ở huyện miền núi Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Cha mẹ làm nông nên rất vất vả để nuôi 4 anh em Thạnh ăn học, trong đó có 2 người con bị bệnh MKĐ là Thạnh và đứa em trai út, một đứa em gái khác của Thạnh bị bệnh khớp. Hai anh em Thạnh phải thường xuyên nhập viện để truyền máu. Chi phí cho mỗi lần truyền là 1 triệu đồng, có khi đến 14 triệu đồng. Khi đã lớn, bắt đầu có ý thức về bệnh tật, Thạnh thường hay hỏi han những người bị bệnh như mình để có những kiến thức cần thiết cho việc bảo vệ sức khoẻ và phòng tránh di chứng của bệnh.

Chưa thoả mãn với những thông tin có được, Thạnh mò mẫm vào hemophelia, một trang web của nước ngoài dành cho những người bị bệnh MKĐ. Qua đó, Thạnh mới thấy nhân MKĐ ở Việt Nam hiểu biết rất ít về căn bệnh của mình cũng như cách giữ gìn để tránh di chứng và những nguy hiểm do sơ suất.

Ở Việt Nam hiện nay, có khoảng 10.000 người bị bệnh MKĐ. Đây là con số quá nhỏ nhoi, nên dường như chưa được sự quan tâm đúng mức. Vì vậy, trong một mức độ nhất định, xã hội chưa có sự thông cảm với người bệnh.

Mặt khác, những người bệnh MKĐ ở Việt Nam không có hồ sơ lưu bệnh án (ở nước ngoài, những bệnh nhân MKĐ có đeo một chiếc thẻ nơi cổ ghi rõ bệnh) nên có nhiều người bị bệnh máu không đông khi nhập viện không biết cách khai báo trước với bệnh viện, vì vậy mà được xử lý theo cách thức dành cho người bệnh thông thường. Do đó đã có những trường hợp tử vong đáng tiếc vì sơ suất của người bệnh, vì sự thiếu hiểu biết của người nhà bệnh nhân, đặc biệt là đối với những người dân ở vùng nông thôn.

Hành trình lập nên trang web "maukhodong"

Người có nhu cầu tìm hiểu thông tin về bệnh máu khó đông có thể truy cập website: www.maukhodong.net hoặc liên lạc với Nguyễn Văn Thạnh qua số ĐT:
0511. 766.544 hoặc số di động 0984.973.376
Đ/c: 452 Nguyễn Lương Bằng – Q.Liên Chiểu – tp Đà Nẵng
Email: nvtdnbk@yahoo.com Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó thanhmkd@yahoo.com Địa chỉ email này đang được bảo vệ khỏi chương trình thư rác, bạn cần bật Javascript để xem nó

Trong những ngày nằm điều trị tại Trung tâm Huyết học Truyền máu Trung ương ở Huế, Thạnh lân la làm quen với một số người đồng bệnh, thuyết phục họ cho chụp ảnh và thu thập thông tin người bệnh. Một số người đồng ý nhưng cũng có một số người từ chối thẳng thừng.

Thạnh không nản, đem việc này ra trình bày với Trung tâm để xin danh sách những bệnh nhân MKĐ đang điều trị tại đây. Lãnh đạo Trung tâm cũng... từ chối nốt vì theo nguyên tắc, không được phép cung cấp hồ sơ bệnh án của bệnh nhân khi chưa được các cấp có thẩm quyền cho phép. Tuy vậy, với số ảnh và địa chỉ tự mình thu thập được cùng với những thông tin kiếm được trên mạng, Thạnh đã có một "ít vốn" để xây dựng trang web.

Những ngày nằm viện, Thạnh cứ day dứt với những gì mà mình biết và chứng kiến hàng ngày. Có dòng họ có đến 20 người mang bệnh. Một gia đình ở Đà Nẵng có đến 3 con trai bị bệnh. Một em bé mới 8 tuổi phải ngồi xe lăn vì bị di chứng của căn bệnh MKĐ. Một thanh niên 17 tuổi chưa học xong lớp 5 vì quanh năm suốt tháng cứ phải nhập viện để điều trị...

Mot sinh vien ngheo khai chien voi can benh mau kho dong
Thạnh trình bày dự án với BGK Giải thưởng "Ngày sáng tạo VN 2006". Ảnh: Q.Sang

Hay đáng tiếc hơn, một em bé 6 tuổi, mới hôm nào còn nằm cùng phòng với Thạnh, nay đã ra đi vì sự thiếu hiểu biết của cộng đồng về căn bệnh này. Em bị ngất ngoài đường, được người dân đưa vào viện. Bệnh viện không biết em bị bệnh MKĐ nên đã xử lý thông thường. Hậu quả là em bị chảy máu trong mà chết. Thạnh cứ tiếc nuối: "Giá như em có một cái thẻ đeo nơi cổ ghi rõ bệnh tình thì bệnh viện đã biết và em đã không đến nỗi như vậy".

Trang web
www.maukhodong.net phải nói là cả một nỗ lực phi thường của Thạnh. Không có thời gian, sức khoẻ yếu, Thạnh phải xin nghỉ học, bảo lưu kết quả một năm để hoàn thành trang web. Không có chuyên môn về công nghệ thông tin, Thạnh nhờ đến sự trợ giúp của thầy Trịnh Công Duy, giảng viên Khoa CNTT trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng. Nhờ chiếc máy vi tính của một người bạn cùng ở trọ, Thạnh làm việc ngày đêm. Khi nào cần vào mạng, Thạnh lại ra các tiệm internet công cộng ở gần khu vực nhà trọ. Có những hôm, vì làm việc quá sức, khớp chân sưng to, đi lại đau buốt, Thạnh ráng chịu đựng. Điều Thạnh lo ngại nhất là ngã bệnh, nhập viện như những lần trước...

Cuối cùng rồi trang web cũng hoàn thành. Tuy chưa được cập nhật thông tin thường xuyên song hình thức khá bắt mắt, nội dung sinh động và điều quan trọng nhất là rất bổ ích cho những người bị bệnh MKĐ. Bà Nguyễn Thị Cầm, một người có con bị bệnh ở phường Hoà Khánh, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng cho biết: "Tôi có vào thăm trang web của Thạnh, thấy rất bổ ích đối với người bệnh cũng như người nhà bệnh nhân. Mình biết được cách chăm sóc cũng như cách cấp cứu khi con bị chảy máu vì với những người bị bệnh này, bị tai nạn mà không biết xử trí đúng cách thì rất nguy hiểm".

Một bệnh nhân khác, anh Dương Hiển Tú ở quận Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) thì nhìn nhận sự cần thiết của trang web ở một góc độ khác: "Với trang web này thì tôi có những thông tin quan trọng: ở đâu có thuốc men, ở đâu có cách chữa trị tốt nhất và đặc biệt, tôi biết được ở thành phố này có ai đang bị bệnh để có những kinh nghiệm hay khó khăn gì, chúng tôi có thể liên lạc, chia sẻ với nhau".

Cùng chung tay chống lại bệnh tật

Mot sinh vien ngheo khai chien voi can benh mau kho dong
Từng ngày vượt lên bệnh tật. Ảnh: Q.Sang

Ý tưởng giúp đỡ những người bị bệnh MKĐ không chỉ dừng lại ở việc lập trang web. Nghe tin Ngân hàng Thế giới (WB) mở cuộc thi Ngày sáng tạo Việt Nam năm 2006, Thạnh đã lập ra hẳn dự án "Thiết lập mạng thông tin hỗ trợ bệnh nhân MKĐ trên toàn quốc – tuyên truyền trong xã hội về bệnh MKĐ". Niềm hy vọng của Thạnh đã thành sự thật khi Ngân hàng Thế giới quyết định trao giải thưởng Ngày Sáng tạo Việt Nam năm 2006 cho Thạnh và tài trợ cho dự án 133 triệu đồng. Thạnh thật thà: "Dự án của em là 164 triệu đồng, nhưng em sợ xin nhiều quá, nhà tổ chức không duyệt nên chỉ xin duyệt chừng đó thôi".

Nói về chuyện đưa dự án đi thi tại HN, Thạnh chỉ kể chuyện trình bày với Ban giám khảo như thế nào cho thuyết phục, về sự giúp đỡ tận tình của những người bạn mới... Tuyệt nhiên không đề cập đến những khó khăn mà mình gặp phải. Một người đã giúp đỡ Thạnh rất nhiều kể, chuẩn bị đi Hà Nội, Thạnh không có đồng nào trong túi. Bà đã hỗ trợ tiền ăn ở cho Thạnh và 2 người bệnh khác cùng đi. Ra đến nơi, do làm việc quá sức nên ngay sau ngày trao giải, Thạnh phải nhập viện vì chảy máu khớp, xuất huyết nội. Không có tiền truyền máu vì bảo hiểm y tế của Thạnh ở Đà Nẵng, bà lại cấp tốc gửi tiền ra...

Bà ngậm ngùi cho biết: "Chính vì không có tiền mà trong một lần bị đụng xe, Thạnh chỉ nằm lỳ ở nhà trọ, không nhập viện nên chân trái của Thạnh đã bị biến chứng teo cơ, cứng khớp, bây giờ gần như không hoạt động được". Bà cũng cho biết thêm, chính vì cảm phục nghị lực và nhân cách của Thạnh, bà đã cho con trai, cũng là một người bị bệnh MKĐ đi theo "anh Thạnh" để học hỏi và để giúp đỡ "anh Thạnh" những lúc cần thiết. Chiếc xe đạp điện Thạnh đang đi cũng là do một cô giáo tặng vì thương Thạnh phải vất vả mỗi khi đi học.

Nhưng Thạnh dường như không để ý đến những khó khăn, vất vả của mình. Với số tiền được tài trợ, Thạnh bắt tay vào việc triển khai dự án với những hoạt động như liên lạc với bệnh nhân để lập hội, đồng kiến nghị với Nhà nước để có những chính sách bảo hiểm y tế đặc biệt đối với bệnh này, tư vấn về bệnh cho bệnh nhân, kêu gọi các tổ chức từ thiện để dạy nghề cho bệnh nhân MKĐ…

Theo Thạnh, những bệnh nhân MKĐ cần có một công việc nhẹ nhàng phù hợp với sức khoẻ, người bệnh không thể di chuyển và cử động nhiều hay vận động quá mạnh vì sẽ di chứng qua khớp. Mặt khác, xã hội cần có những hiểu biết nhất định về bệnh để hỗ trợ, cảm thông cho người bệnh. Ví dụ, một người bạn của Thạnh cũng là sinh viên đã từng gặp khó khăn khi người nhà đến xin nhà trường cho con em được miễn các môn học thể dục và quân sự.

Với gương mặt thông minh, ánh mắt sáng, Thạnh say sưa nói về những công việc sắp tới cho dự án của mình. Những ngày này, Thạnh đang viết thư cho những bệnh nhân MKĐ mới dò hỏi được địa chỉ, tên tuổi để nói về mục đích của mình. Thạnh cho biết: "Mới đầu em cũng phải dè dặt hỏi thử là họ có phải là bệnh nhân MKĐ không? Nếu không phải thì em thành thật xin lỗi. Còn nếu có thì kêu gọi sự hợp tác của họ trong việc lập hội những người bị bệnh MKĐ để chia sẻ thông tin và giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống".

Dùng bệnh tật của mình như là vũ khí để chống lại bệnh tật, Nguyễn Văn Thạnh đang sống lạc quan với căn bệnh của mình. Không chỉ biết mình, Thạnh đang dùng những kiến thức thu thập được để giúp đỡ những người đồng cảnh ngộ. Giúp cộng đồng hiểu biết và chia sẻ, cảm thông với những người.

 
Chu Linh ngồi trên chiếc xe lăn, lặng yên nhìn ra bên ngoài cửa sổ. Tháng 12 ở Bắc Kinh, dù đã vào đông nhưng mặt trời vẫn còn rực rỡ, chiếu lên những đóa hoa hồng đang nở rộ trên bậu cửa.
  
Chu Linh vẫn nhìn chăm chú, nhưng thực ra cô không thể thấy được vẻ đẹp của những bông hoa và ánh nắng mùa đông. Tai nạn khó hiểu hơn 14 năm về trước đã cướp đi của cô vĩnh viễn tuổi thanh xuân, đẩy cô vào bóng đêm mịt mù bất tận.

Cô sinh viên ưu tú

Chu Linh sinh năm 1973 ở Bắc Kinh. Bố cô, ông Ngô Thừa Chi là kỹ sư cao cấp của Cục Địa chấn quốc gia còn mẹ cô Chu Minh Tân từng là kỹ sư ở công ty vận chuyển hải dương Trung Quốc. Chu Linh và chị gái thừa hưởng gen thông minh của bố mẹ, không chỉ học giỏi mà từ nhỏ đã chơi thạo dương cầm.

Năm 1989, chị gái cô khi ấy đang là sinh viên Đại học Bắc Kinh trong một lần đi dã ngoại, sơ ý rơi xuống vực, 3 ngày sau mới tìm thấy xác. Cái chết của người chị đã ảnh hưởng đến cuộc đời Chu Linh, năm 1992, cô bỏ  trường Đại học Bắc Kinh - niềm mơ ước từ lâu của mình để thi vào Khoa Hóa, Đại học Thanh Hoa.

Chu Linh 14 năm trước

Ngoài dương cầm, từ khi 15 tuổi, Chu Linh đã bắt đầu luyện đàn tranh. Mùa thu năm 1992, cô được mời tham gia đội văn nghệ Đại học Thanh Hoa; với tài năng thiên phú, Chu Linh nhanh chóng trở thành nòng cốt. Năm 1993, trong hội diễn sinh viên toàn quốc ở Bắc Kinh, Chu Linh đoạt liền mấy giải độc tấu và hợp tấu. Thông minh, xinh đẹp, khỏe mạnh, các môn học luôn đạt điểm giỏi, Chu Linh được các bạn học đánh giá là “con người ưu tú từ trong ra ngoài”.

Căn bệnh lạ

Sự bất hạnh bắt đầu đến với Chu Linh đúng vào ngày sinh nhật 21 tuổi của cô, 24-11-1994. Vì đang bận tập luyện cho hội diễn sắp tới, Chu Linh không về nhà nên được bố đưa đến nhà hàng cạnh trường ăn mừng sinh nhật. Từ đầu bữa, Chu Linh đã tỏ ra uể oải, nói mấy hôm nay mình đau bụng nên không muốn ăn. Ông Ngô Thừa Chí nghĩ do con luyện tập căng thẳng nên không hỏi kỹ.

Ngày 8-12, Chu Linh đau bụng đến mức không ăn gì được và bắt đầu rụng từng búi tóc.

Đêm 11-12, Đại học Thanh Hoa bắt đầu tham gia Hội diễn sinh viên tại Nhà hát Lớn Bắc Kinh, Chu Linh độc tấu đàn tranh khúc “Quảng Lăng tán”. Dù bụng đau dữ dội, nhưng vì thành tích chung của cả đội nên Chu Linh vẫn cố gắng hoàn thành. Hôm sau, trong khi các bạn ăn mừng chiến thắng, một mình Chu Linh phải bỏ về nhà vì không chịu nổi.  

Ngày 23-1-1995, trên đầu Chu Linh đã không còn một sợi tóc nào. Tuy các cơn đau ngày càng nghiêm trọng hơn, nhưng bệnh viện lại không tìm ra được nguyên nhân. Hàng ngày lên lớp, Chu Linh đều đội mũ kín đầu nên bạn học không biết chuyện, nhưng một vài người đã nhận thấy sắc mặt cô ngày càng xanh xao.

Ngày 9-3-1995, trạng thái trúng độc lại xuất hiện lần thứ 2, các bác sỹ ở Bệnh viện Hiệp Hòa, Bắc Kinh nghi có thể là trúng độc Thalium, nhưng không tiến hành hóa nghiệm. Chu Linh buộc phải nghỉ học, được đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt. Những ngày tiếp theo, tình trạng của cô liên tục xấu đi, đến ngày 22 thì phải phẫu thuật mở khí quản do không thở được. Phẫu thuật xong, Chu Linh bị hôn mê sâu.

Căn bệnh quái lạ không rõ nguyên nhân của Chu Linh khiến tất cả giáo viên và sinh viên Đại học Thanh Hoa cảm thấy bàng hoàng. Tháng 4-1995, một người bạn của Chu Linh là Bối Chí Thành, sinh viên Đại học Bắc Kinh đã dịch bệnh trạng của cô thành tiếng Anh và đưa lên mạng Internet để “vái tứ phương”.

1 tuần sau, Bối Chí Thành đã nhận được 1.500 thư của các bác sỹ, chuyên gia trên thế giới gửi về. 30% trong số đó nhận định Chu Linh đã trúng độc Thalium. Các bức thư này sau đó được Bối Chí Thành đưa đến Bệnh viện Hiệp Hòa với hy vọng các bác sỹ ở đây sẽ nghiên cứu tìm ra cách thức điều trị.

Tuy nhiên, ngày đó mạng Internet mới chỉ manh nha ở Trung Quốc nên những tài liệu “lấy từ mạng” bị coi là không đáng tin, ngoài vài bác sỹ trẻ thì không có ai xem chúng. Còn gia đình Chu Linh mấy lần có hỏi thì đều được bệnh viện trả lời: Khả năng trúng độc Thalium bị loại trừ.
Tình nhân học sinh trộm xe xịn
 Thứ Sáu, 27/02/2009 --- cập nhật 02:25 GMT+7
 
Cặp tình nhân đang là học sinh hệ trung cấp đi lang thang trên đường phố Hà Nội, thấy chủ xe ga đắt tiền nào sơ hở là “chôm”.

Nga và Dương.

Ngày 26/2 Phòng CSĐT tội phạm về TTXH Công an TP Hà Nội đã khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam thời hạn 3 tháng đối với Nguyễn Thành Dương, 20 tuổi, trú tại phường Chiềng Lề, thị xã Sơn La và Đỗ Quỳnh Nga, 20 tuổi, trú tại phường Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng, can tội trộm cắp tài sản.

Trước khi bị bắt, Dương và Nga là một cặp tình nhân, đang là học sinh hệ trung cấp một trường đại học tại Hà Nội.

Theo Đội Cảnh sát đặc nhiệm (CSĐN), Phòng CSĐT tội phạm về TTXH (PC14) Công an TP Hà Nội, cuối tháng 12/2008, trên địa bàn Hà Nội xảy ra nhiều vụ trộm cắp xe máy tay ga đắt tiền như Honda PS, SH hay Piaggio LX, do chủ sở hữu lơ là, mất cảnh giác.

Chỉ huy PC14 Công an TP Hà Nội đã chỉ đạo Đội CSĐN tổ chức điều tra truy bắt đối tượng gây án. Qua rà soát, sàng lọc tại các khu vực mua bán xe máy cũ và mới trong thành phố, đến trung tuần tháng 2/2009 đã nắm được thông tin về Đỗ Quỳnh Nga và Nguyễn Thành Dương, có nhiều biểu hiện bất minh.

Căn cứ vào những tài liệu thu thập được, đến ngày 20/2, các trinh sát đặc nhiệm phát hiện Nga và Dương đang điều khiển một chiếc xe Honda SH màu trắng tại khu vực phố 8-3, phường Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng. Qua kiểm tra đã phát hiện xe đeo biển giả.

Tại cơ quan Công an, 2 đối tượng khai nhận đã trộm cắp chiếc xe trên tại phố Trần Nhân Tông. Thủ đoạn của Nga và Dương là đi lang thang trên đường phố săn tìm chủ xe sơ hở để trộm cắp.

Từ tháng 5/2007 đến khi bị bắt, Dương và Nga đã gây ra 6 vụ trộm cắp các loại xe tay ga đắt tiền trên địa bàn Hà Nội. Ngoài các vụ nêu trên, Nga và Dương còn gây ra 2 vụ trộm xe máy của bạn cùng trường.
Login form
News calendar
«  May 2024  »
SuMoTuWeThFrSa
   1234
567891011
12131415161718
19202122232425
262728293031
Search
Site friends
 
Bài hát: Nụ Hôn Cuối
Player: Goi Toi Ha Noi
>>Bỗng dưng muốn khóc
>>Có bao gio
>>Thức tình
>>Yêu không hối tiếc
 
Player: It's Over
Statistics

Copyright MyCorp © 2024Make a free website with uCoz